Ngọc Trinh diện áo lót trắng nhảy múa trên biển Thái Lan

06:40 |
Ngọc Trinh cùng dàn người mẫu nhảy bài 'Happy' trong chuyến ghi hình ở Thái Lan quảng bá cho chương trình Đêm hội chân dài 8.

Có thể bạn quan tâm:


Trong những ngày làm việc tại Thái Lan để hoàn tất những công việc cho chuyến ghi hình quảng bá choĐêm hội chân dài 8 sắp tới. Dàn chân dài tích cực hoàn thành công việc cho Mv quảng bá, đặc biệt là màn nhảy trên đường các chân dài diện những bộ trang phục gợi cảm để để nhảy theo bài hát "Happy" của Pharrel Williams trên đường phố Thái Lan.

Được biết xuất hiện trong Mv này còn có sự tham gia của những người mẫu Thái Lan, dàn chân dài Thái - Việt sẽ cùng tham gia điệu nhảy đường phố đang gây sốt khắp thế giới - Happy.

Đầu tư cho Đêm hội chân dài 8 lần này ông bầu Vũ Khắc Tiệp đã chi khoảng nửa tỷ để thực hiện MV này.


Ngọc Trinh áo lót trắng tinh trên biển Thái Lan, cô chia sẻ 'tranh thủ chụp hình cho mấy baby những khoảnh khắc tự nhiên nhất nhagiỡn chứ, đang đi quay cho chương trình Đêm Hội Chân Dài của năm nay nè, không khí thật vui vẻ và thân mật cứ như 1 đại gia đình với nhau hihi '



Ông bầu Vũ Khắc Tiệp hào hứng chia sẻ: "Một buổi chiều quá náo nhiệt tại Pattaya đã làm sôi động cả một góc trời !!! Ôi clip nhảy với những màn vũ đạo tuyệt vời, các người mẫu của tôi đã làm rất tốt, các e đã vất vả nhiều cho tiết mục này. Sẽ rất hot nhé cả nhà...!!!'
Xem thêm…

Kinh hãi trứng vịt luộc chín vẫn ứa máu đỏ tươi

18:53 |
Một quả trứng vịt đã luộc chín vẫn ứa máu đỏ tươi sai khi bóc đã khiến anh Tuấn, ngõ 165 Dương Quảng Hàm (Cầu Giấy, Hà Nội) và gia đình hốt hoảng.

Có thể bạn quan tâm:

>>Cơ sở cung cấp rau sạch an toàn tại TP.HCM chi tiết: http://rausachhangngay.com/

Sau thông tin thịt lợn nhiễm nấm độc dù luộc chín vẫn rỉ máu đỏ tươi đến chuyện trứng luộc chín cũng “chảy máu” khiến người dân hoang mang với chất lượng thực phẩm trong giai đoạn hiện nay.


Theo anh Tuấn, anh vả gia đình vẫn thường sử dụng trứng vịt mua ở quán cóc đầu ngõ 165, phố Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy. Hàng chục lần mua trước, khi sử dụng, trứng vịt vẫn bình thường. Dù chế biến theo cách nào như luộc, rán, ốp… thì trứng vẫn không có biểu hiện bất thường.

Tuy nhiên, mới đây, khi gia đình anh mua 5 quả trứng về luộc thì có một quả dù đã chín nhưng khi bóc ra vẫn ứa màu đỏ tươi như máu. “3 phần quả vẫn chín bình thường nhưng khi bóc phần còn lại thì cả nhà hốt hoảng vì trứng chảy nước màu đỏ tươi như máu. Nếu nhìn kỹ thì giống màu đỏ của bút lông trẻ em hay dùng để tô tranh chứ không phải là màu đỏ của phẩm màu” - anh Tuấn cho biết.

Theo quan sát quả trứng lạ, máu đỏ nằm ở lớp giữa trong vỏ, ngoài lòng trắng. Điều đáng nói là trước khi luộc, gia đình anh đã rửa sạch chỗ trứng và không hề phát hiện ra dấu hiệu bất thường nào. Theo anh Tuấn, sau khi phát hiện sự lạ, anh đã chụp hình lại quả trứng lạ và sau đó người nhà anh đã vứt bỏ quá trứng đó. “Sợ đó có thể là nấm độc hay cái gì đó độc hại như chuyện nấm màu đỏ ở miếng thịt lợn đã luộc chín được báo chí đăng tải nên nhà tôi đã vứt bỏ ngay quả trứng đó ra sọt rác” - anh Tuấn nói.

Dưới đây là một số hình ảnh chụp lại quả trứng “lạ” do độc giả Tuấn cung cấp:


Quả trứng lạ gây hốt hoảng cho gia đình anh Tuấn.


Dịch đỏ tươi tụ ở một góc của quả trứng vịt đã được luộc chín


Góc ảnh này cho thấy dịch đỏ nằm ở giữa vỏ và lòng trắng của quả trứng vịt lạ.


Nếu nhìn ở góc khác thì đây là quả trứng vịt đã luộc chín không có dấu hiệu bất thường.


Tuy nhiên, có nhìn cận cảnh thì mới thấy ghê rợn.
Theo Minh Anh (Giadinh.net)
Xem thêm…

Super Robot War – Game Việt cho fan cuồng Robot

08:31 |
Super Robot War là một game do 1 nhóm lập trình Việt Nam xây dựng, không chạy theo thị trường, đồ họa xuất sắc và cái chính là miễn phí.

Có thể bạn quan tâm:


Như chúng ta đã từng đề cập trước đây, từ cái thời smartphone vẫn còn chưa thịnh hành ở Việt Nam và ông hoàng thời đó vẫn là Nokia thì thể loại game “máy bay chiến đấu” luôn là 1 trong những sự lựa chọn của phần đông game thủ. Chúng ta có thể nghĩ ngay đến tựa game đình đám Sky Force, đã từng làm khuynh đảo hầu như mọi hệ máy Nokia có mặt trên thị trường bấy giờ.


Chắc hẳn bạn vẫn không thể quên được sự thú vị trong lối chơi, hình ảnh cũng như những vật phẩm vô cùng mới lạ so với mặt bằng chung các tựa game cùng thời điểm. Chính vì sự độc đáo tràn đầy sáng tạo đó mà cho đến tận bây giờ, tuy không còn giữ được sức hút do có quá nhiều cái tên mới nổi vô cùng xuất sắc nhưng Sky Force vẫn được port lên các hệ điều hành như iOS và Android để phục vụ cho những game thủ muốn trải nghiệm lại “tuổi thơ dữ dội” của mình. Điều này càng chứng tỏ ấn tượng mạnh mẽ mà Sky Force đã từng sở hữu.

Và mới đây, thị trường game mobile Việt lại vừa đón chào thêm 1 thành viên mới có cùng phong cách “máy bay chiến đấu” như Sky Force nhưng lại được đội lên mình vẻ bề ngoài vô cùng bắt mắt, vừa dễ thương vừa mạnh mẽ. Đó chính Super Robot War của tác giả có nickname Quan Nguyen. Tuy không chuyên ngành về game mobile nhưng do đam mê mãnh liệt nên anh coi việc làm game như nghề tay trái của mình. Bạn có thể thấy 1 số tác phẩm khác của anh trên Appstore như Diamond Mine, Missile Defense, Puzzle War,…

Trong Super Robot War, bạn sẽ được đến với thế giới trong thế kỷ 22, thời điểm mà toàn bộ máy móc, robot đều được trang bị AI tối tân nhất. Điều này khiến chúng bắt đầu có nhận thức và cảm thấy thật vô nghĩa khi mãi làm nô lệ nên 1 ngày, chúng đã chính thức tuyên chiến với loài người. Nhiệm vụ của bạn rất đơn giản, ngồi lên 1 con tàu, tham gia trận chiến và quét sạch đám robot.


Có thể nói Super Robot War đã làm khá tốt về mặt hình ảnh khi có thể “lối kéo” bạn chơi thử ngay lúc vừa liếc qua. Game sử dụng nền tảng đồ họa theo phong cách máy móc kute nên dễ dàng đánh trúng tâm lý người chơi. Ngoài ra cách phối cảnh, phông nền, tạo hình phi thuyền bạn cũng như kẻ địch đều rõ ràng, mạch lạch và trên hết là rất bắt mắt. Tuy nhiên cái Super Robot War còn thiếu chính là sự “sinh động”. Trong tựa game bạn hầu như cảm thấy kẻ địch chỉ như những bức tượng biết di chuyển chứ không hề cử động.


Cơ chế gameplay của Super Robot War cũng đơn giản như nhiệm vụ mà tựa game giao cho người chơi vậy, bạn chỉ cần lướt trên màn hình để phi thuyền di chuyển trái, phải để “dọn sạch” kẻ địch. Và đương nhiên cũng như các tựa game hiện hành khác trên thị trường, các màn đấu boss là không thể thiếu. Ngoài ra Super Robot War cũng cung cấp cho người chơi rất nhiều Power Up như laser, invisibility, power shield, dual shoot, triple shoot…

Bên cạnh đó, Super Robot War cũng pha trộn thêm chút yếu tố của thể loại RPG khi không nhưng tiêu diệt kẻ địch, bạn còn cần phải thu thập những chiếc kẹo rơi ra từ chúng để nâng cấp vũ khí của mình. Đây cũng là tiền đề giúp bạn vượt qua những con boss khó nhằn.

Nhìn chung, Super Robot War sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn say mê robot hay hơn hết là những tựa game hành động đơn giản. Ngoài ra, đây cũng là cái tên khá mới mẻ nhưng lại thực sự thu hút được khá nhiều game thủ nên chắc sẽ không là phí phạm nếu bạn cho nó 1 cơ hội.
Xem thêm…

Cà chua giấm hóa chất, người trồng không dám ăn

08:07 |
Một lọ thuốc giá 2.000 đồng, đem pha với 1 lít nước lã có thể giấm được khoảng 10kg cà chua. Vô tình để rớt một giọt thuốc nhỏ vào tay, PV Báo Giao thông bị ngứa rát, da tay tấy đỏ như ong đốt...

Có thể bạn quan tâm:

>>Cung cấp rau sach tại TP.HCM

Nhận được thắc mắc của nhiều bạn đọc về hiện tượng cà chua mua về ban đầu thấy rất tươi, nhưng chỉ sau 2 - 3 ngày quả bị biến chất, bốc mùi không dùng được, chúng tôi đã vào cuộc điều tra, phát hiện nông dân một số vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội vẫn lén dùng hóa chất cấm giấm cà chua. 


Chỉ sau 3 - 4 ngày phun thuốc, ruộng cà chua sẽ chín đều

“Công nghệ” giấm cà chua siêu tốc

“Năm nay mưa nhiều quá khiến mấy bà vợ ở nhà thất nghiệp. Cũng tầm này mọi năm, xin đi phun thuốc thuê mỗi ngày cũng kiếm ăn được”. Anh Luận, một lái xe ôm quê xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội trong câu chuyện phiếm với chúng tôi đã không ngại nói về “nghề” phun thuốc giấm cà. Theo anh Luận, khi thuê người phun thuốc, các chủ vườn thường khoán trắng theo diện tích vườn. Người làm thuê tính toán chi phí, lấy tiền trước rồi tự mình mua thuốc, pha chế và phun. “Năm nay mưa nhiều, cà chua tự chín nên việc cũng ít. Ông muốn tìm hiểu thì đi tìm mấy ruộng cà chua ở huyện Hoài Đức và Quốc Oai mà xem. Chắc vẫn có người phun đấy”, anh Luận nói. 

Quan sát trên lọ thuốc, chúng tôi tìm mỏi mắt cũng không thấy bất cứ thông tin nào về xuất xứ, liều dùng, hạn sử dụng… ngoài những dòng chữ tiếng Trung Quốc in cẩu thả trên loại chất liệu rẻ tiền.

Theo chỉ dẫn của anh Luận, chúng tôi tạt qua một số vùng rau lớn ven đô như Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai... Tại cánh đồng trồng rau ở xã Song Phương (huyện Hoài Đức), chúng tôi gặp một phụ nữ đang pha thuốc phun vào ruộng cà chua. Thấy có người lạ, chị này vội vơ lấy đống vỏ thuốc vương vãi trên bờ ruộng cất vào túi. Chờ sau khi chị này phun thuốc xong, chúng tôi tìm cách tiếp cận với cái mác “người mới trồng cà chua, đi học hỏi kinh nghiệm giấm cà”. Sau một hồi lâu dò xét, thấy có vẻ tin tưởng, chị này mới bật mí: “Cà chua để tự nhiên rất khó chín đều. Muốn cà chín đều, đẹp cũng không khó. Chọn thời điểm cây cà chua bắt đầu héo lá, quả to đều, lác đác thấy có quả chín thì phải phun thuốc ngay. Mua loại này mà phun, rẻ mà nhanh”. Nói đoạn, chị móc trong túi ra một lọ hóa chất nhỏ bằng ngón tay in đầy các dòng chữ tiếng Trung Quốc đưa cho chúng tôi xem. “Ra mấy hiệu bán thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua thuốc giấm cà là họ hiểu. Nhưng phải hỏi khéo, vì đây là thuốc cấm nên không phải ai họ cũng bán đâu. Tôi vẫn mua loại thuốc này ở chợ Giếng Đồng, phường Dương Nội, quận Hà Đông”.

Trao đổi với một vài nông dân khác, chúng tôi được giới thiệu, loại hóa chất lạ mà người trồng cà chua vẫn dùng để giấm quả xanh có tác dụng “siêu tốc”. Không chỉ kích thích chín nhanh, hóa chất lạ còn khiến cà chua chín đều, bóng vỏ, căng mọng… trông rất bắt mắt. Hỏi hóa chất này có độc không, tất cả người trồng cà đều trả lời “không biết” chữ Trung Quốc nên cũng không dám ăn loại cà giấm siêu tốc này. 


Túi thuốc giấm cà chua PV mua được tại khu chợ Giếng Đồng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội

“Khách quen” dễ mua

Chúng tôi tìm đến một đại lý thuốc bảo vệ thực vật tại khu chợ Giếng Đồng (tổ dân phố Hoàng Văn Thụ, phường Dương Nội, quận Hà Đông) hỏi mua thuốc giấm cà chua. Đứng quầy là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, thấy khách lạ đã chối đây đẩy: “Làm gì có thuốc nào giấm được cà chua. Ai bảo chú ở đây bán?”. Phải thuyết phục một lúc người bán mới tạm tin chúng tôi là khách quen, đồng ý giao dịch. 

Khoảng 3 phút sau khi vào kho, người bán mang ra một túi nilon màu đen, bên trong đựng thuốc giấm cà chua chia thành các lọ nhỏ. Chúng tôi mua một bịch thuốc với giá 20.000 đồng, tính ra mỗi lọ hóa chất nhỏ giá 2.000 đồng. Chủ quán dặn dò: “Mỗi lọ nhỏ hòa với 1-2 lít nước. Có thể phun trực tiếp lên cây hoặc để trong chậu rồi nhúng cà chua vào. Để khoảng 2-3 ngày là cà chua chín đều”. 

Theo khảo sát của chúng tôi, tại khu vực chợ Giếng Đồng có khoảng 3 - 4 nơi bán loại thuốc giấm cà chua này. Giải thích đây là hóa chất cấm, không thể bày bán công khai như các loại thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép khác, đại lý phải cất trong kho hoặc giấu nơi kín đáo, gặp “khách quen” mới lấy ra bán. Một chủ cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật ở chợ cho hay, loại thuốc giấm cà chua này được nhập lậu từ các chợ biên giới Trung Quốc. Ngoài cà chua, thuốc này có thể dùng cho rất nhiều loại hoa quả khác như: Chuối, đu đủ, xoài, cam… 

Theo Nguyễn Quý (Giaothongvantai.com.vn)
Xem thêm…

Kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố

02:58 |
Hôm nay, 15/4 Bộ Y tế đã thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm tại 6 tỉnh/ thành phố. Đây là hoạt động đầu tiên trong tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước với chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”. Đoàn thanh, kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất, không báo trước đối với các cơ sở kinh doanhthức ăn đường phố.

Có thể bạn quan tâm:

>>Cơ sở cung cấp Rau sach tại TP.HCM

Trong tháng 4 vừa qua, tại một số địa phương đã liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thức ăn đường phố. Gần đây nhất, ngày 4/4, đã xảy ra vụ ngộ độc tập thể hơn 30 người tại khu vực Thái Phiên, phường 12, TP. Đà Lạt do ăn phải bánh mỳ bán rong trên đường phố không hợp vệ sinh. Trước đó, 14 học sinh ở TP. Biên Hòa (Đồng Nai) cũng phải vào Bệnh viện Sản Nhi Đồng Nai cấp cứu sau khi ăn bánh tráng trộn bán rong trước cổng trường với các dấu hiệu đau bụng, buồn nôn dữ dội.


Sử dụng thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc

Để ngăn chặn và giảm bớt những nguy cơ ngộ độc từ thức ăn đường phố, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y đã phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”.

Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về An toàn thực phẩm tại 6 tỉnh/ thành phố gồm: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Cần Thơ, Sóc Trăng. Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” sẽ diễn ra từ 15-4 đến 15-5. Sử dụng thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh thực phẩm có thể dẫn tới các nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính, mắc các bệnh truyền qua thực phẩm .

Các đoàn thanh kiểm tra sẽ thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra về chất lượng an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất; xử lý theo pháp luật các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm; tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra kiểm tra, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý về an toàn thực phẩm.

Thanh Loan
Xem thêm…

Thịt ôi, cá chết chảy về nhà hàng, quán cơm

18:51 |
Tại cửa hàng bán cá quả cạnh chợ cá làng Sở Thượng lúc 3 giờ sáng ngày 1/4, la liệt các thùng cá quả chết, một số con có mùi tanh ươn. Mỗi con nặng khoảng một cân trở lên.
Xem thêm:

>>Cơ sở cung cấp rau sạch, rau đà lạt an toàn tại TP.HCM chi tiết: http://rausachhangngay.com/

Trong vai người đi lấy hàng bán cho các quán cơm, PV được bà chủ hàng tên Nguyệt cho biết, loại cá quả chết được ướp trong các thùng lạnh giá chỉ 30 nghìn đồng/kg, trong khi cá tươi sống dao động 90 -100 nghìn đồng/kg. Bà chủ này cho hay, nếu bán cho các nhà hàng thì lấy loại này (chỉ vào cá chết - PV) là lãi nhất, chất lượng cũng như loại tươi sống thôi. Theo quan sát của phóng viên sáng 1/4, loại cá này được khá nhiều thương lái mua.

Khoảng 2 giờ sáng 2/4, phía trong chợ cá Yên Sở, nhiều cá mè, trắm, rô phi nằm ngổn ngang trên nền chợ. Loại các mè 1-2 kg/con, chạm tay vào thấy mát lạnh do ướp đá. Giá 1 kg là 8-10 nghìn đồng. Một tiểu thương chuyên gom loại cá này về bán lại cho các quán cơm, bếp ăn công ty kể, mỗi ngày chị mua từ một đến một tạ rưỡi cá. Sau khi gom cá chết từ các xe bán buôn, người phụ nữ này ướp cá với đá, đặt vào các thùng xốp.

Trên chiếc xe mang biển số 29 N4 - 9707, loại cá mè chết này được chở về chợ đầu mối Phùng Khoang (Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tại đây, cá được chia nhỏ thành từng khúc rồi phân phối lại cho các nhà hàng, quán cơm với giá 15-17 nghìn đồng/kg.


Thịt lợn chết, bốc mùi được bán với giá 20.000 đồng/kg tại chợ đầu mối phía Nam. Ảnh: Mai Linh

“Có công ty lấy của tôi cả tạ cá về nấu cho công nhân”, tiểu thương này kể. Nhiều loại cá trắm, trôi chết cũng được bán với giá rẻ khoảng 10-12 nghìn đồng/kg cho các tiểu thương. “Cá này chỉ bán cho quán cơm, nhà hàng thôi, bán ở chợ sao được, khách mua nhận ra ngay”, một tiểu thương thu gom cá chia sẻ.

Thịt lợn thối về các chợ cóc

Tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội), đi dọc các ki ốt bán thịt lớn, PV nhận thấy có rất nhiều loại thịt lợn khác nhau được bày bán. Có loại được đóng dấu kiểm dịch, có loại không. Tại một quầy bán thịt, thịt lợn chuyển màu tối thẫm, sờ vào thấy cứng. Chủ hàng nói: “Thịt trung bình thì chỉ quán cơm lấy thôi. Nhưng không phải lợn thối đâu mà sợ, chỉ là màu nó tái tái thôi. Tôi bán suốt, 45 nghìn đồng/kg. Cái này về làm thịt kho, thịt xào… miễn không phải luộc là được. Không làm sao cả”.

Mang hình ảnh về sản phẩm thịt lợn sang gặp ông Phạm Đăng Vĩnh, Trạm trưởng Trạm Thú y quận Hoàng Mai, ông Vĩnh cho hay, đây là thịt lợn chết do quá trình vận chuyển, lẽ ra phải tiêu hủy thay vì lưu thông trên thị trường.

Tại quầy hàng của tiểu thương tên Thiều luôn có rất đông người mua. Đa số mua buôn. Thịt lợn tại quầy, thâm đen và bốc mùi, giá 20 nghìn đồng/kg. Người bán hàng thái độ cáu kỉnh, nhanh chóng bán tống bán tháo, quát mắng khách hàng: “19,9 nghìn cũng không. Mua thì mua nhanh không mua thì thôi... thế có lấy không thì nói một câu”.

Thịt lợn trong quầy hàng của tiểu thương này đều đã được bỏ bì. Bì lợn tím tái, mỡ đóng tảng và có mùi lạ, không hề có dấu kiểm dịch.

Tuy nhiên, khi được hỏi, chị Thiều trả lời: “Mua được bao nhiêu cân, nếu mua nhiều thì chị có thể làm giấy kiểm dịch cho”. Giá bán lẻ của những thớ thịt kém chất lượng này là 35 nghìn đồng/kg thịt chưa bỏ bì, 40 nghìn đồng/ kg thịt đã được lọc bì.

Tiểu thương Thiều khẳng định mình là người bán buôn số lượng lớn ở chợ, rất nhiều các chủ ki ốt bán thịt ở chợ đầu mối phía Nam đều đến đây lấy hàng về bán. Họ cất hàng với giá 20 nghìn đồng/ kg và bán lại cho khách hàng với giá 50- 55 nghìn đồng/kg. Thịt loại này sau khi bỏ bì đi chỉ đậm màu hơn so với thịt tươi, rất khó nhận ra sự khác biệt.

Phóng viên theo chân một tiểu thương điều khiển xe máy mang biển số 29- U1 1468. Sau khi lấy hàng của bà Thiều, khách hàng này chở hàng về chợ bán lẻ ở ngã tư Lĩnh Nam- quận Hoàng Mai, chia nhỏ và bán lại cho người dân trong vùng. Một tiểu thương mua thịt lợn của bà Thiều mang về phân phối ở chợ Tân Mai. Một tiểu thương khác bày bán sản phẩm thịt lợn này tại một sạp hàng trên phố Đại La.

(Còn nữa)
Theo nhóm PV (Tiền Phong)
Xem thêm…

Cách khử thuốc trừ sâu trên rau quả nhanh nhất

21:32 |
Người đi chợ có thể phát hiện hoá chất trong rau quả bằng cách đơn giản là ngửi và nhúng vào nước. Nếu ngửi nhanh thấy mùi hắc và hôi thì trong đó còn dư lượng của thuốc trừ sâu.

Có thể bạn quan tâm:

>>Cơ sở cung cấp rau sach tại TP.HCM chi tiết tại: http://rausachhangngay.com/

Ngâm rau xanh, củ, quả… trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa, dùng nước vo gạo để ngâm, hoặc dùng nước muối 5% để rửa. Rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá. Rửa ít nhất 3 – 4 lần trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi. Các loại rau, trái, củ, hoa quả có vỏ khi mua về tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súplơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu giảm 30%. Sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu. Để an toàn hơn, không nên sử dụng nước luộc rau như rau muống, bắp cải, củ cải…

Ảnh minh họa

Ngoài ra, ánh nắng mặt trời cũng làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

Khi đi mua rau, chọn rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, bị héo úa, dập nát, hoặc dính các chất lạ, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Có một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hoá chất bảo quản, do đó phải xem kĩ trước khi mua.

Tránh mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hay có hoà các hoá chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hoà tan và mất đi trong nước ngâm.

Nguồn : Lao Động
Xem thêm…

Dịch vụ kinh doanh ăn theo trào lưu rau sạch

21:09 |
Sau những lo ngại về an toàn thực phẩm, nhu cầu rau sạch với người dân thành phố ngày càng cao. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều ý tưởng kinh doanh đã ra đời.

Có thể bạn quan tâm:

>>Cung cấp rau sach tại TP.HCM

Bốn chàng công nghệ bỏ nghề đi trồng rau sạch / Kinh nghiệm trồng rau trong nhà kính?
Cho thuê đất trồng rau

Ở ngoại thành và các tỉnh, nhiều khu đất nông nghiệp bỏ hoang đang được cho thuê lại với giá rẻ. Nhiều cá nhân tính tới phương án cho thuê đất để trồng rau củ quả sạch, mặt hàng đang có nhu cầu lớn.

Với lợi thế tập trung được nhiều bạn trẻ ở các tỉnh có lợi thế đất nông nghiệp, Nghĩa (quê Thái Bình) cho biết sắp triển khai dự án cho thuê đất trồng rau an toàn tại chính quê nhà các thành viên. Theo đó, nhóm của Nghĩa sẽ thuê đất và chia nhỏ thành các ô khoảng 50 - 70 m2, sau đó cho các gia đình không có cơ hội tự trồng rau tại nhà thuê lại để trồng các loại rau theo yêu cầu.

Nghĩa cho hay, phần diện tích mỗi ô trên đủ để cung cấp rau cho một gia đình trong một tháng và hai tuần một lần, nhóm sẽ vận chuyển rau về tận nhà cho khách hàng. "Gia đình là người trả tiền thuê đất, công chăm sóc nên chúng tôi không bị áp lực về sản lượng, vì thế sẽ đảm bảo được rau an toàn. Hàng tuần, nhóm cũng sẽ chụp ảnh về ruộng rau và gửi vào hòm thư cho khách hàng", Nghĩa chia sẻ.

Như cầu rau sạch lớn đang là động lực cho nhiều ý tưởng kinh doanh.

Theo dự tính, để có một vườn rau sạch, chi phí mỗi tháng khách hàng phải bỏ ra là 1.000.000 - 1.300.000 đồng. Trong đó, giá thuê đất khoảng 200.000 đồng, giá thuê nhân công khoảng 600.000 đồng, nguyên vật liệu khoảng 100.000 đồng và tiền công vận chuyển từ vườn rau về tận nhà khoảng 400.000 đồng. Nghĩa cũng tư vấn, nếu một gia đình ít người, không thể sử dụng hết chỗ rau trong vườn có thể chung với các gia đình khác để cùng thuê một ô, tiết kiệm chi phí.

Như vậy, với hình thức kinh doanh này, nhóm của Nghĩa sẽ không phải mất chi phí lớn ban đầu vì có thể được ứng trước từ chính tiền khách hàng.

Dịch vụ trồng rau tại nhà

Ngoài việc đi thuê người làm hay mua rau sạch tại siêu thị, cửa hàng, nhiều gia đình đã tính đến phương án tự cung tự cấp. Chỉ với một khoảng không trên sân thượng hoặc khu vườn nhỏ trước sân, mỗi giá đình cũng có thể cải tạo thành một vườn rau. Song để thiết kế, trồng một vườn rau hiệu quả cũng không phải dễ dàng.

Nắm bắt được nhu cầu trên, dịch vụ nhận thi công và tư vấn trồng rau tại nhà đã ra đời. Ông Nguyễn Mạnh Hiểu - đại diện một công ty cung cấp dịch vụ này cho biết nếu khách hàng có nhu cầu, công ty sẽ cử hẳn kỹ sư đến tận nhà tư vấn cho khách hàng về khoảng không, ánh sáng, cách trồng, chăm sóc để có vườn rau hiệu quả nhất. Gia đình sẽ chỉ mất tiền chậu, tiền giống, tiền đất và công vận chuyển còn các chi phí lắp đặt, đường nước… sẽ được hỗ trợ.

Vị này cho biết, mỗi chậu nhựa được công ty bán với giá khoảng 90.000 đồng, trong khi chậu thẳng đứng khoảng 120.000 - 150.000 đồng, do vậy, chỉ cần khoảng 200.000 - 500.000 đồng khách hàng có thể đã có một vườn rau như ý tại nhà.

Thậm chí, cao cấp hơn, nhiều công ty còn cung cấp gói dịch vụ trồng rau tại nhà trọn gói từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng cho những gia đình có thời gian eo hẹp không thể chăm sóc hàng ngày. Hàng tuần, nhân viên kỹ thuật sẽ đến để kiểm tra tình hình phát triển của cây cũng như sâu bệnh để đưa ra các biện pháp chăm sóc.

Bán máy móc, vật tư trồng rau

Nắm bắt được nhu cầu thị trường về việc tự sản xuất rau sạch tại nhà, anh Tuấn đã bắt mối với một công ty chuyên cung cấp vật tư nông nghiệp tại TP HCM để mở một đại lý bán máy móc, dụng cụ trồng rau tại khu Định Công, Hà Nội. Theo anh Tuấn, khách hàng hiện rất quan tâm đến các sản phẩm máy trồng rau đồng bộ tại nhà và các sản phẩm tưới cây tự động. "Chỉ từ vài trăm nghìn đến khoảng 2,5 triệu đồng, khách hàng đã có thể có được những máy làm rau tại nhà", vị này cho biết.

Cùng như anh Tuấn, trên các diễn đàn, trang rao vặt, nhiều cá nhân cũng đang nhập các máy móc, vật tư để kinh doanh tại nhà, từ các chiếc máy trồng giá đỗ đến túi đất trồng rau.

Mở cửa hàng kinh doanh rau sạch

Với các gia đình không quen tự cung tự cấp rau thì nguyện vọng mua được rau sạch là rất lớn, song, chuyện đi siêu thị cũng là một khó khăn với dân công sở hoặc những người bận bịu. Do đó, nhiều cá nhân quyết định mở công ty, cửa hàng chuyên bán rau sạch kèm dịch vụ giao hàng tận nhà.

Anh Hòa - chủ một cửa hàng bán rau sạch tại Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết điều quan trọng nhất là phải tìm kiếm được nguồn rau an toàn, được chứng nhận đảm bảo không phun thuốc hoặc các chất kích thích. "Phải tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, để khách biết rau của mình sạch thực sự chứ không nhập rau củ quả từ chợ hay các vườn rau không đảm bảo", anh Hòa nói. Hiện gia đình anh đang nhập rau từ dự án trồng rau hữu cơ liên kết vơi nước ngoài tại Sóc Sơn, Hòa Bình.

Cùng như anh Hòa, nhiều dân văn phòng tận dụng được các vườn rau ở quê hay tại nhà còn nảy ra ý tưởng bán rau online cho khách hàng. Chị Lan (Đại Mỗ, Hà Nội) cho biết hiện chị nhận cung cấp rau cho các đồng nghiệp cũng chỗ làm và mới đây còn bán thêm cho khách hàng trên mạng. Ngoài ra, chị cùng chồng và em trai cũng tranh thủ buổi trưa, chiều để đi giao hàng cho các khách hàng quanh khu vực.

"Hiện nhu cầu rau sạch của dân văn phòng rất lớn, gia đình lại có mảnh vườn nên quyết định bán rau cho mọi người để có thêm thu nhập, mỗi tháng khoảng vài triệu đồng", chị Lan cho hay.

Huyền Thư
Xem thêm…

Chi tiền triệu trồng rau sạch tại gia

20:10 |
Bất an trước tình trạng rau phun hóa chất độc hại, nhiều gia đình tại Hà Nội đã chi tiền triệu đầu tư công nghệ cũng như thuê kỹ sư nông nghiệp tư vấn để trồng rau sạch tại gia.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cơ sở cung cấp rau sach tại TP.HCM

Nhiều gia đình tại Hà Nội đầu tư tiền triệu trồng rau sạch tại nhà - Ảnh: P.Hậu

Gần một năm nay, gia đình anh Mai Văn Thương (xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội) có thêm nguồn rau sạch trồng bằng phương pháp thủy canh tại nhà. Với ba giàn treo gọn gàng trên sân thượng, mỗi lứa rau đều được tính toán xuống giống xen kẽ để bữa cơm gia đình thường xuyên có đĩa rau sạch tăng gia. Vợ chồng anh Thương làm nghề kinh doanh tự do, công việc bận tối ngày, vườn rau lúc nào cũng xanh tốt nhờ công nghệ trồng rau thủy canh.

Theo anh Thương, vốn đầu tư cho mỗi giàn trồng rau gần 3 triệu, bù lại, hai vợ chồng hầu như không phải tốn thời gian chăm sóc. “Sau khi tra hạt vào bầu đưa lên giàn treo, cứ khoảng chục ngày thì đổ thêm dinh dưỡng vào bể nước rồi chờ đến ngày thu hoạch. Mỗi khi cần hạt giống hoặc hệ thống có trục trặc, cần bảo dưỡng, chỉ cần nhấc máy gọi điện thoại sẽ có đội ngũ kỹ thuật đến tận nhà trợ giúp”, anh Thương cho biết.

Không có sân thượng đủ lớn trồng rau thủy canh, chị Nguyễn Thị Phương, nhà ở phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân) chọn cách trồng rau mầm với bộ dụng cụ gọn gàng đặt ngoài ban công căn hộ tập thể. Trước khi đầu tư dịch vụ này, chị Phương từng mày mò học trồng rau mầm từ tài liệu hướng dẫn trên mạng internet, nhưng sản phẩm thu về cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố may rủi. “Chuyển qua trồng bằng giá thể đất sạch, có thêm kỹ sư nông nghiệp chỉ dẫn, gieo mẻ nào là chắc ăn mẻ ấy, lại không tốn công chăm sóc, chỉ cần tưới nước giữ ẩm cho giá thể”, chị Phương nói.

Khảo sát từ những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ trồng rau sạch, thấy vốn đầu tư cho mô hình này cũng không rẻ. Nếu trồng thủy canh, mỗi bộ thiết bị hoàn chỉnh giá từ 2 - 6 triệu đồng, thời gian sử dụng khoảng 5 - 6 năm. Doanh nghiệp kèm thêm gói hỗ trợ miễn phí kỹ thuật, tư vấn khách chọn giống rau phù hợp với các mùa vụ, điều kiện khí hậu trong năm. Chọn trồng rau mầm, vốn đầu tư rẻ hơn, mỗi bộ dụng cụ gồm giá treo, chậu đựng giá thể và bình phun nước chỉ tốn khoảng vài trăm nghìn đồng.

Theo ông Đào Bá Hồng, Phó giám đốc Công ty môi trường Vinaxanh, dịch vụ thiết kế, lắp đặt và chuyển giao công nghệ trồng rau sạch quy mô hộ gia đình chỉ thực sự ăn nên làm ra trong khoảng hai năm nay. Nhóm khách hàng chiếm tỉ lệ nhiều nhất chủ yếu là gia đình có trẻ nhỏ, người già đã về hưu, có nhu cầu làm vườn cải thiện nhu cầu rau sạch cho bữa ăn hằng ngày. Các mô hình trồng rau sạch này có điểm chung gọn gàng, phù hợp với nhà ở đô thị có diện tích không lớn, có thể tận dụng không gian ban công, sân thượng làm vườn rau. Ngoài Hà Nội, thị trường của các loại hình dịch vụ này bắt đầu vươn ra các tỉnh lẻ khi có nhiều khách hàng gọi điện tư vấn để thi công lắp đặt hệ thống.

Theo chị Ngô Thị Hồng Liên, kỹ sư nông nghiệp đang nhận tư vấn và “chăm nuôi” nhiều vườn rau gia đình, các mô hình trồng rau tại gia thích hợp với loại rau ăn lá. Khi trồng thủy canh, vườn rau phải đặt ở vị trí có ánh sáng tự nhiên tối thiểu từ 5 - 6 tiếng mỗi ngày giúp cây quang hợp, sinh trưởng, còn với rau mầm không cần nhiều ánh sáng, mỗi lứa rau mầm chỉ từ 7 - 10 ngày là cho thu hoạch.

Đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chỉ hỗ trợ khách hàng kiểm soát, phòng ngừa sâu bệnh trên rau, còn hiện tại, các công nghệ trồng rau sạch đều hướng đến tính tiện ích đơn giản, không tốn kém thời gian chăm sóc nên đang là lựa chọn của nhiều gia đình khi muốn có thêm nguồn rau sạch an toàn cho bữa ăn hằng ngày.

Phan Hậu
Xem thêm…

Rau sạch vẫn chưa đạt yêu cầu

02:43 |
ANTĐ - Thời gian gần đây, rau an toàn (RAT) liên tiếp gặp nghi ngại từ phía người tiêu dùng khi mà nhiều thông tin cho rằng, vẫn còn tình trạng bát nháo trong sản xuất, phân phối. Thực trạng này diễn ra do buông lỏng từ chính quyền địa phương và việc “ế ẩm” trong tiêu thụ RAT.

Có thể bạn quan tâm:

>>Website cung cấp Rau sach tại TP.HCM

Cơ sở sơ chế RAT Đạo Đức- Vân Nội

Sơ chế trên nền sân

Hà Nội được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về việc sản xuất RAT. Đến cuối năm 2013, toàn thành phố đã có 4.500 ha RAT, phân bố ở 116 xã trọng điểm. Sản lượng RAT đạt khoảng gần 300.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội, tình trạng sản xuất RAT trên địa bàn TP vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát. Đặc biệt, chính quyền địa phương vẫn chưa thấy hết được vai trò trách nhiệm của mình trong quản lý và thúc đẩy phát triển RAT. Ngoài ra, dù phát triển RAT khá sớm, nhưng đến nay, chính sách “đầu ra” cho RAT vẫn chưa có dẫn đến việc tiêu thụ chậm, ế ẩm, mạng lưới tiêu thụ RAT ngày càng “co ngót”. 

Mới đây, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất RAT trên địa bàn xã Vân Nội cũng như quản lý Nhà nước tại địa phương, trong đó có HTX sản xuất và tiêu thụ RAT Đạo Đức, một cơ sở sản xuất RAT được hình thành khá sớm và có tiếng trên địa bàn Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sơ chế của HTX Đạo Đức quá bẩn thỉu, không đáp ứng yêu cầu một cơ sở sơ chế RAT. Rau được để dưới nền đất, trải tấm bạt đầy đất cát, rác. Bà Đỗ Thị Liên biện minh, do cơ sở sơ chế đang sửa sang, xây mới nên mới “tạm bợ” như vậy.

Còn tại HTX sản xuất tiêu thụ, chế biến sản phẩm nông sản an toàn xã Vân Nội, đoàn kiểm tra phát hiện có tình trạng mua rau ngoài chợ để trà trộn làm RAT. Ông Trần Văn Mây, Chủ nhiệm HTX nhìn nhận, các xã viên đã tự ý thu mua bí xanh tại xã Nam Hồng để đưa vào chuỗi cung ứng RAT của HTX. 

Chưa như kỳ vọng

Bà Trần Thị Hợp, Phó Chủ tịch xã Vân Nội cho biết, trên địa bàn xã có 10 HTX và 3 công ty sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT đã được Sở NN&PTNT Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, đủ điều kiện sơ chế RAT. Hiện tại, toàn xã đang có khoảng 104 ha chuyên trồng RAT. Tuy nhiên, việc giám sát xã viên sản xuất rau đều do các HTX, doanh nghiệp tự quản lý. Bà Trần Thị Hợp nhìn nhận, UBND xã không có kế hoạch kiểm tra việc sản xuất RAT của các HTX trên địa bàn mà chỉ phối hợp với các đoàn kiểm tra của huyện Đông Anh hoặc Chi cục BVTV Hà Nội, song, cũng chưa phát hiện trường hợp nào mua rau không rõ nguồn gốc ngoài chợ để bán với danh nghĩa RAT.

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Trưởng phòng Giao dịch của Sàn Giao dịch Rau quả & Thực phẩm An toàn Hà Nội cho biết, hiện đang có khoảng 100 đơn vị sản xuất và cung ứng rau quả thực phẩm an toàn tại 15 tỉnh/thành tham gia giao dịch. Thực tiễn hoạt động của Sàn cho thấy, nhu cầu của người tiêu dùng đối với rau quả an toàn là rất lớn, nhưng lượng RAT sản xuất và cung cấp ra thị trường lại không nhiều, các cơ sở sản xuất RAT mặc dù được đầu tư khá lớn nhưng không phát triển được như kỳ vọng. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó có bất cập rất lớn về phát triển, tổ chức và quản lý thị trường. 

Để siết lại quản lý cũng như nâng cao trách nhiệm địa phương, ông Nguyễn Duy Hồng cho biết, với những cơ sở sản xuất, cung ứng RAT vi phạm, sẽ xử lý nghiêm, thậm chí rút giấy phép. Được biết, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng vừa có quyết định thanh kiểm tra việc sản xuất, sơ chế và quản lý Nhà nước về RAT trên toàn địa bàn TP nhằm loại bỏ những cơ sở làm ăn yếu kém, chộp giật, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Tuyết Nhung
Xem thêm…

Nông sản miền núi hút khách Hà Nội trên facebook

21:30 |
(Tinmoi.vn) Hiện nay, hễ các bà nội trợ nghe thấy có “rau sạch” bán từ người quen, là ào ào lao vào đặt hàng. Nhất là thực phẩm từ miền núi lại càng đông khách.

Chị Mai (nhân viên bưu điện) đang rất hý hửng với “phi vụ” buôn hàng từ Mộc Châu về Hà Nội của mình: “Tôi có cô em gái trên Mộc Châu, mùa nào thức nấy đa dạng các loại hoa quả. Do ngó nghiêng được một số vựa rau uy tín, đảm bảo chất lượng sạch nên cũng muốn giới thiệu với bạn bè, người quen. Cách đây vài tuần, tôi có khoe một số thực phẩm này trên facebook, không ngờ lại có nhiều đơn đặt hàng quá, nên giờ tranh thủ thời gian rảnh, buôn thêm cùng cô em”.

Có thể bạn quan tâm:

>>Cơ sở cung cấp rau sach tại TP.HCM

Với lợi thế nhiều người quen, công một chút duyên bán hàng, chỉ trong vài tuần, chị Mai đã có cơ hội “hốt bạc”.

“Khoảng gần 2 tạ hàng bao gồm hồng, cải, cà chua, măng… đã được tiêu thụ hết veo trong vòng 2 tuần. Cuối tuần này, tôi lại tranh thủ ra bến xe đón hàng. Nhiều đơn đặt hàng quá. Hàng về đợt nào là hết đợt đấy, nhiều khi phải lỗi hẹn với anh chị em. Không ngờ mọi người lại ủng hộ đến vậy”.


Mặt hàng cà chua Mộc Châu được chị em văn phòng rao bán trên facebook

Còn chị Lâm, cũng đang rất mừng với “công việc” mới: “Tôi nghĩ đơn giản là ai cũng như mình thôi, giờ ăn gì cũng sợ có phun thuốc sâu hay không, rồi lại bị tích tụ chất độc…, nên cũng muốn tìm được nơi đâu bán thực phẩm sạch. Nhà tôi ở Sơn La, quen biết nhiều nhà vườn chuyên trồng rau rạch, hàng lại tươi và ngon, nên cũng muốn chia sẻ với bạn bè. Đăng tin lên facbook, không ngờ mọi người hưởng ứng ầm ầm, tranh thủ công việc, làm thêm cho vui. Bạn bè vừa được ăn rau sạch, mình cũng kiếm thêm được chút thu nhập”.

Theo chị Mai, hàng thực phẩm của miền núi được mọi người ưa thích do môi trường ở đó thường trong lành, không khí ít bị ô nhiễm; các loại thực phẩm lại phong phú, đa dạng. Thêm một lý do nữa là mọi người bây giờ thích chọn lựa người quen để “chọn mặt gửi vàng”, thay vì mù quáng lao vào những cửa hàng được quảng cáo là rau sạch nhưng chất lượng thì không biết thế nào.

“Vì toàn người thân quen cả nên chỉ khi nào hàng thực sự đảm bảo tôi mới nhận, kẻo mọi người phản ánh gì là “đổ bể” luôn, mình cũng mất lòng bạn bè”, chi Mai cho biết thêm.


Nhân viên văn phòng buôn hàng nông sản miền núi kiếm thêm

Chị Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: “Tin tưởng bạn và cũng đang cần một nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình, nên tôi vừa đặt một số lượng lớn rau quả từ cô bạn lâu năm trên facebook. Nghe bạn nói hàng từ Mộc Châu về, ảnh post lên nhìn hàng cũng ngon, nên tôi đặt luôn hàng chục kg các loại. Thêm vài chị bạn đồng nghiệp cũng đang “thèm thuồng”, nên cô bạn tôi có được cái đơn đặt hàng vài chục kg. ”.


Một lời rao bán hàng trên facebook

Chị Ngân cũng cho biết: “Tôi vẫn là khách hàng của một cửa hàng rau sạch, rau hữu cơ ở Hà Nội. Thấy họ quảng cáo có vẻ yên tâm, nên họ bán giá đắt nhiều hơn thị trường tôi vẫn mua. Nhưng vừa rồi cửa hàng này bị phát hiện một số sai phạm, mất niềm tin nên tôi “tẩy chay” luôn, chọn mua hàng thực phẩm miền núi do bạn bè “đánh” xuống”. Vừa yên tâm về nguồn hàng, vừa cũng là ủng hộ bạn bè”.

Mộc Châu, Lào Cai, Sơn La, Tam Đảo, Hà Giang… đang vào mùa rau củ quả, nên những mặt hàng được chuyển xuống Hà Nội từ những vùng này đang rất thu hút giới văn phòng. Kẻ bán, người mua nhộn nhịp trên facebook cũng như tại các diễn đàn trao đổi thông tin. Giá cả các loại hàng có cao hơn ngoài thị trường, đơn cử như hồng Mộc Châu được rao giá 50.000đ/kg; bơ 40.000đ/kg;cải mèo 20.000đ/kg; khoai mon rừng 50.000đ/kg… nhưng vẫn kéo được lượng lớn người mua đặt hàng, đem lại khoản thu nhập kha khá cho người bán.

Theo chị Hà, một nhân viên văn phòng có trụ sở tại Thanh Xuân, Hà Nội, thì công việc “tay trái” này đem lại cho chị vài triệu/tháng, cộng thêm số tiền lương ở công ty, cuộc sống của gia đình chị cũng ổn hơn. “Thu nhập 3 triệu/tháng công ty tôi trả cho không đủ cho nhu cầu sống hàng ngày, nên từ lâu tôi rất muốn tìm một việc gì đó làm thêm. May sao tôi nghĩ ra đến thực phẩm rau củ quả bẩn đang tràn lan, bạn bè dưới Hà Nội đang khát nguồn rau sạch, mà gia đình lại có vựa rau lớn ở Mộc Châu, lại có cô em cũng đang kinh doanh mặt hàng này, nên tôi liền thử vận may. Rất mừng là nhận được khá nhiều đơn đặt hàng hàng tháng”.

Lê Vy
Xem thêm…

Bốn chàng công nghệ bỏ nghề đi trồng rau sạch

04:17 |
Với phần mềm quản lý tự viết, 4 chàng trai tin rằng lợi thế kinh doanh của mình là có thể giúp khách hàng tra rõ lai lịch đến từng bó rau.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cơ sở cung cấp Rau sạch tại HCM

Vốn 500 triệu đồng, nên đầu tư trồng rau sạch thế nào? / 800m2 đất nông nghiệp tại Hà Nội có thể đầu tư gì?

Gần một năm qua, bộ tứ Như Phúc, Quang Hưng, Văn Sơn và Đức Thọ đã quen với phản ứng bất ngờ từ bè bạn, người thân khi biết họ bỏ nghề công nghệ thông tin đã theo đuổi bấy lâu để xây dựng dự án trồng rau sạch. Chia sẻ với VnExpress, những người trong cuộc cho biết họ đều cảm thấy mãn nguyện và không hối tiếc. "Bọn mình quyết định trồng rau sạch vì tin rằng có thể làm giàu từ nó. Ngoài ra, con cái mình cũng có lợi vì có được rau sạch để ăn", anh Hưng, một trong bốn thành viên nói. Hưng hiện là Phó giám đốc công ty mới thành lập.

Con đường đến với kinh doanh rau sạch của bốn chàng trai cùng sinh năm 1984 bắt đầu từ tháng 4 năm ngoái. Không một chút kiến thức về nông nghiệp, các doanh nhân trẻ nhiều tuần lặn lội xuống từng ruộng rau ở quanh Hà Nội để xem cách nông dân trồng rau, sau đó vào Đà Lạt để học cách lập mô hình trang trại. Ngoài ra, nhóm cũng liên kết với Đại học Nông nghiệp để được trợ giúp về mặt kỹ thuật, liên hệ với Trung tâm Chứng nhận Phù hợp - Quacert của Bộ Khoa học Công nghệ để được cấp chứng chỉ VietGap cho 56 loại rau khác nhau.


Cải ngồng, một trong những loại rau mà nhóm đang trồng.

Nguồn vốn bỏ ra toàn bộ là từ gia đình các thành viên hỗ trợ. Trụ sở chính là nhà của một thành viên trong nhóm, khu đất làm kho hàng cũng là đất của gia đình. Sau một thời gian vạch kế hoạch, bốn chàng trai quyết định lập trang trại rộng 6 hecta ở Mộc Châu. Dù cùng quê ở Điện Biên và đều đang làm việc ở Hà Nội, nhưng họ nhận thấy ở miền Bắc, thời tiết ở Mộc Châu phù hợp hơn với việc trồng trọt và lập trang trại lớn.

Một thành viên được cắt cử để "định cư" luôn ở trang trại, theo dõi việc sản xuất hằng ngày. Những người còn lại ở Hà Nội để đảm nhiệm việc kinh doanh, phân phối. Họ đã mất tám tháng để dựng lên trang trại và trải qua nhiều phen đập đi xây lại vì những bỡ ngỡ trong lần đầu học việc. Sau đó, nhóm dành thêm hai tháng tính đến cuối 2013 để thử nghiệm các loại rau. Cuối cùng, họ đã trồng thành công, và đến nay cho ra gần chục đợt rau.

Là dân công nghệ, dự án trồng rau sạch của bốn chàng trai trẻ có nhiều điểm khác "người thường". Ngoài việc tự xây dựng website bán rau trực tuyến, họ cũng mày mò tự viết một phần mềm cho phép khách hàng truy xuất nguồn gốc của từng bó rau.

"Trên mỗi bó rau có một mã số. Khi khách hàng mua về và muốn xem nguồn gốc, họ chỉ cần gõ mã số lên trang web là biết được bó rau này được thu hoạch vào ngày nào, trồng ở luống số bao nhiêu, tổng khối lượng của đợt rau ngày hôm đó là bao nhiêu... Kể cả hai năm sau khách mới vào tìm hiểu thì dữ liệu vẫn còn", anh Hưng giải thích.

Nếu khách hàng vẫn chưa yên tâm và tiếp tục muốn biết cụ thể hơn về bó rau họ mua, công ty sẽ cung cấp tiếp tầng thông tin thứ hai cụ thể hơn như đợt rau đó được gieo từ ngày nào, trồng như thế nào, bón phân gì, lịch bón ra sao...

Do mới đi vào sản xuất, số lượng rau trồng được còn ít nên nguồn rau làm ra không đủ cung cấp. "Đến tháng 5 sản lượng bắt đầu đều thì công ty sẽ bán rộng rãi, còn hiện nay mới bán cho khách quen", anh Hưng nói thêm.

Anh Hưng cho biết hiện nay mỗi tuần có 3 chuyến xe chở rau từ Mộc Châu về Hà Nội, mỗi lần mang khoảng 800 kg rau. "Sau ngày 25/4, sản lượng sẽ tăng lên 1,3 đến 1,4 tấn mỗi chuyến, mỗi tuần 5 đến 6 chuyến vì đến thời điểm đó rau bắt đầu nhiều, các loại cây cho quả như cà chua cũng bắt đầu thu hoạch. Chúng tôi đang cân nhắc đổi xe tải loại to hơn để mới chở đủ", đại diện công ty này nói.

Phải bỏ nghề và đầu tư hàng tỷ đồng cho dự án trang trại rau sạch, bốn doanh nhân trẻ chấp nhận bán lỗ một vài nghìn đồng mỗi cân rau. "Đây chỉ là lỗ tạm thời vì hiện nay sản lượng còn ít", Giám đốc Lê Như Phúc cho biết. Anh tính toán trong tương lai khi năng suất tăng lên, giá thành giảm xuống họ sẽ có lãi. "Chúng tôi xác định sẽ lỗ trong một hai năm đầu", anh tính toán.

Dù vậy, các doanh nhân trẻ vẫn tin rằng mình đang đi đúng hướng. "Do có lợi thế là phần mềm quản lý rau, chúng tôi tin rằng khách hàng sẽ ngày càng nhiều", giám đốc Lê Như Phúc khẳng định.

"Nếu ai tự tay trồng rau, chứng kiến rau lớn từng ngày mới hiểu cảm giác 'sướng' của người trồng như thế nào", anh Hưng chia sẻ. Bỏ nghề công nghệ đi làm nông nghiệp, anh Hưng cho biết giờ đây còn được vợ hoan nghênh vì ngày nào cũng có rau sạch để nấu bột cho con ăn.

Thanh Bình
Xem thêm…

TP.HCM xúc tiến thương mại cho rau VietGAP

08:26 |
Là một trong những địa phương có lượng rau tiêu thụ hàng ngày khá cao, hơn 2.000 tấn, TP.HCM đang ngày càng đẩy mạnh việc sản xuất và xúc tiến thương mại cho rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo ông Lê Minh Dũng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, vấn đề đầu ra tốt sẽ giúp diện tích trồng rau an toàn VietGAP của thành phố ngày càng gia tăng, nông dân tin tưởng, hào hứng làm theo vì thấy được lợi ích về sức khỏe cho cộng đồng cũng như hiệu quả kinh tế.

Có thể bạn quan tâm:

Cơ sở cung cấp Rau sạch tại Hồ Chí Minh 


Rau VietGAP ngày càng xuất hiện nhiều trong siêu thị.

Ông Võ Thành Dương - Phó Chủ nhiệm HTX Phước An (Củ Chi, TP.HCM), cho biết sản lượng rau của các xã viên đã tăng từ 3 lên 6 tấn/ngày khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời giá rau được bảo đảm cao hơn 10% so với thị trường và được bao tiêu 100% sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị, xí nghiệp và trường học. Nhờ đó doanh thu và lợi nhuận của nông dân được tăng lên rõ rệt. Nếu năm 2008, trước khi làm VietGAP, doanh thu của HTX Phước An chỉ đạt có 2,4 tỷ đồng thì đến năm nay đã là 15 tỷ đồng/năm.

“Ngay trong buổi nhận giấy chứng nhận ngày 20.7 vừa qua , dưới sự giới thiệu của Sở NNPTNT TP.HCM, chúng tôi đã có ngay 4 hợp đồng ký kết tiêu thụ rau với Công ty Kim Dung, Công ty Việt Nhi, Công ty TM-DV Thủy sản và đặc biệt hệ thống siêu thị Co.opMart với sản lượng 7 – 9 tấn/ngày” – ông Dương cho hay.

Trước đó, Sở cũng đã tổ chức những buổi giao lưu, hội nghị gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau, nấm trên địa bàn thành phố với sự tham gia của 63 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Trong 7 tháng đầu năm 2012, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM (thuộc Sở NNPTNT TP.HCM) cũng đã tiếp tục hoàn tất thiết kế - quảng bá website, logo cho các đơn vị như: Trại nấm Bảy Yết, trại nấm Hà Sơn, cơ sở sản xuất rau Lê Ngọc, HTX Phú Lộc... cũng như giới thiệu đầu mối tiêu thụ vào siêu thị, chợ, nhà hàng, trường học,… cho hàng trăm HTX.

Trung tâm còn giúp HTX và nông dân TP.HCM giới thiệu sản phẩm tại các lễ hội lớn trong khu vực như Ngày hội Vườn ao chuồng tại Đồng Tháp; Triển lãm thành tựu 10 năm phát triển vùng ĐBSCL; Hội chợ triển lãm nông nghiệp thương mại ĐBSCL,... Ông Nguyễn Văn Đức Tiến - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, trong thời gian tới, ngoài việc tăng cường xây dựng VietGAP cho nông dân thì thành phố sẽ có những hoạt động về tiếp thị thị trường như xây dựng mô hình cửa hàng kinh doanh rau sạch từ 3 - 4 quầy sạp liền nhau ở các chợ đầu mối nông sản như Bình Điền, Thủ Đức để bán rau VietGAP cho người tiêu dùng.

Nhờ đó, TP.HCM đã phát triển diện tích trồng rau theo VietGAP lên 90ha và dự kiến sắp tới sẽ có thêm 200ha trồng rau của 4 HTX nữa sẽ tham gia vào VietGAP.

Phụng Anh

Nguồn : Dân Việt
Xem thêm…

Bạt vía, kinh hồn trước rau non, nấm ngon bẩn

05:20 |
Nhiều người dân đã bạt vía, kinh hồn khi những thông tin rau non ngâm chất thải bồn cầu, rau nhiễm sán, nấm đội lốt Việt… đang tung hoành trên thị trường. Độc họa từ rau và nấm bẩn thế này làm sao tránh?

Có thể bạn quan tâm:

Cơ sở cung cấp, Rau sạch tại Hồ Chí Minh

Rau rút độc?
Rau rút là món ăn ngon, mát khi trời nắng nóng. Tại vựa rau ở Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi – nơi cung cấp những ngọn rau rút mã đẹp xanh non mơn mởn, giá không đắt cho cư dân TP Hồ Chí Minh một số nông dân đã “bật mí” về bí kíp trồng rau như sau: Trước khi thu hoạch khoảng 20 ngày thì liên hệ với các tài xế chuyên cho xe đi hút bồn cầu tới đêm xả vào hầm, rồi chủ ruộng tháo bớt nước ruộng, bơm nước vào hầm chứa phân. Sau đó mở hỗn hợp nước - chất thải bồn cầu chảy trực tiếp vào ruộng rau. 15 ngày sau ruộng rau xanh non mơn mởn chủ ruộng cắt bán, không tốn tiền mua phân bón hóa học. Các nhà khoa học cũng phải test nhiều kiểm chứng mới xác định được rau nhiễm chất bẩn không, chứ không thể phân biệt được bằng mắt thường.


Các nhà khoa học và chính quyền nhiều địa phương khuyến cáo bà con không nên bón chất thải bồn cầu cho rau rút. Nếu bón phân tươi, chất thải bồn cầu rất nguy hiểm vì có chứa nhiều trứng giun sán, vi sinh vật gây bệnh, gây bệnh cho người ăn.


Theo GS. TS khoa học Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh), ăn phải rau trồng trong vùng bị ô nhiễm, kim loại nặng sẽ vào cơ thể, tích lại trong gan, mỡ và thận… Về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.


Phân chuồng tươi (của trâu, bò, ngựa, lợn, phân gia cầm...) bón rau tốt vì đủ mùn, các loại khoáng đa, vi lượng… Nhưng phân tươi, nước ô nhiễm không được dùng trực tiếp cho rau, mà phải qua xử lý mới dùng được. Do đó rất cần cơ quan chức năng ngăn chặn triệt để nông dân không trồng rau ở những vùng đất bị ô nhiễm, hoặc bón những loại phân nguy hại.



Hoảng hồn với nhiễm sán

Chuyện rau rút bón chất thải bồn cầu chưa lắng, thì tại Hà Nội các loại rau trồng nước ở ao đầm nhiễm sán, gây họa cho người ăn đang là chủ đề “hot”. Cư dân mạng chụp cả ảnh bên trong thân cây cải xoong lúc nhúc đầy ấu trùng rất kinh hãi để cảnh báo người dân khi ăn các loại rau thân ống trồng nước.


Hà Nội vừa trải qua mấy đợt rét đậm liền, giá rau xanh tăng vọt gấp 4 lần so bình thường, nên thông tin rau nhiễm sán, cùng hình ảnh kinh hoàng đã làm các bà nội trợ lo lắng. Thực tế có nhiều tiểu thương bán rau đã nhặt rau giúp các bà nội trợ rất nhanh, tất nhiên nhặt hộ thì khó sạch như chính mình làm. Lỡ làm món rau sống trộn, hay xốt cà chua thì dù rửa sạch, ngâm thuốc tím, nước muối cũng chỉ ở bên ngoài, và ấu trùng giun sán vẫn được nuốt vào bụng.


Các loại rau muống, cải xoong, cần rất nhiều người ăn tái, ăn sống thường được trồng ở những vùng ngập nước, ruộng càng nhiều nước và sâu bùn thì rau càng non và phát triển mạnh. Nếu rau này trồng ở vùng nước ô nhiễm, nước thải còn có nhiều chất độc khác nữa, bởi rau hút những chất đó để sống, và các chất độc theo vào cơ thể, gây nguy hại cho sức khỏe con người.


Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội): Các loại rau trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mắt thường có thể phát hiện. Loại này khi vào cơ thể người chúng sẽ bị chết (bất kể ăn rau sống, tái hay chín) vì môi trường cơ thể không thích hợp.


Mắt thường không thể nhìn được trứng giun sán, ấu trùng. Sau khi ăn sống, nấu tái, chín (qua 100 độ C) các loại trứng giun sán giảm bớt nhiều, nhưng chúng vẫn có thể còn bám vào rổ rá, vật dụng nhà bếp, hoặc dính ở tay và con người vô tình đưa lên miệng là chúng vào cơ thể người.


Nguy hiểm là trứng giun sán, ấu trùng bám vào rau khi vào cơ thể sẽ bám vào ruột rồi chui qua thành ruột, vào trong máu và đi tới các bộ phận trong cơ thể... và nở thành giun sán và nằm đó sẽ gây hại cho cơ thể. Nhiều ca bệnh đã mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Nấm bị hạ kệ

Nấm tuyết, nấm kim châm, nấm đùi gà.. là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp, giá cao hơn nấm Việt (nấm mỡ, nấm sò, nấm hương) được nhiều người ưa thích đang bị các siêu hạ kệ.


Nấm thường chỉ có thể bảo quản 5 -7 ngày sau khi thu hoạch. Nhưng các loại nấm cao cấp bảo quản từ 8-20 ngày, tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Sau khi đóng gói nấm chỉ có thể dùng trong vòng 1 tuần (nếu bảo quản lạnh). Nấm tươi để quá hạn là mầm mống của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nấm quá hạn sẽ có các loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, độc tố vi khuẩn nguy hiểm có thể gây ngộ độc, thậm chí ung thư.


Trong khi chờ Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đi lấy mẫu phân tích và công bố kết quả, các siêu thị đã tạm ngừng bán một số loại nấm nhập.


Nguồn : giadinh.net
Xem thêm…

Tin nổi bật